Bảo hộ thương hiệu? Quy trình bảo hộ thương hiệu

Share on facebook
Facebook

Thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản mà doanh nghiệp phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian và tâm huyết để gây dựng. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp lại quá tập trung vào việc phát triển thương hiệu mà quên mất giá trị và tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu độc quyền

1. Khái niệm bảo hộ thương hiệu

Hiện nay văn bản pháp lý của Việt Nam không có quy định rõ về khái niệm thương hiệu. Vì vậy chúng ta có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu.

Thương hiệu có thể là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là môt dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.

Hiện nay vẫn thường gọi nhãn hiệu, logo hay tên công ty là thương hiệu. Vì vậy để bảo hộ được thương hiệu, chúng ta cần phải bảo hộ được nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.

Bảo hộ thương hiệu là hành động nhằm bảo hộ thương hiệu của mình khỏi sự xâm phạm hoặc để ngăn ngừa hành vi xâm phạm của bên thứ ba. Nhắc đến cơ chế bảo hộ thương hiệu là nhắc tới thủ tục nhằm xác lập quyền đối với thương hiệu.

Tại Việt Nam, về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu- đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, trước hết người nộp đơn cần chuẩn bị: Thứ nhất là mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký; Thứ hai là phạm vi đăng ký; Thứ ba là chi phí đăng ký.

2. Vì sao cần bảo hộ thương hiệu 

Bảo hộ tài sản trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu nói riêng đem lại những lợi ích to lớn sau cho doanh nghiệp, vậy nên việc bảo hộ thương hiệu là điều cần thiết đối với lợi ích của doanh nghiệp:

Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật đối với việc sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu đó. Khi đã trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu được hưởng các quyền độc quyền thương hiệu. Trước những hành vi cố ý xâm phạm thương hiệu/nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể áp dụng những biện pháp mạnh để xử lý với các hành vi xâm phạm và yêu cầu chủ thể xâm phạm bồi thường nếu phát sinh thiệt hại

Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Không chỉ là công cụ xử lý vi phạm cho tài sản thương hiệu của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ còn giúp làm công việc phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Mà “phòng ngừa các hành vi vi phạm” thì bao giờ cũng dễ dàng hơn “chống lại hành vi vi phạm”.

Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp. 

Nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng là một tài sản có giá trị mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong công việc kinh doanh và cũng có thể chuyển nhượng khi không còn nhu cầu sử dụng. Thương hiệu càng lâu đời hoặc tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng thì định giá thương hiệu càng lớn. Nếu được xây dựng kỹ lưỡng và bài bản về mặt hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị thì thương hiệu sẽ đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp, bằng cách này hay cách khác;

Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm thân thuộc hoặc sản phẩm đem lại cảm giác thân thiện, tích cực và đầy đủ thông tin. Dĩ nhiên giữa một sản phẩm có nhãn hiệu và một sản phẩm không có nhãn hiệu, người tiêu dùng thông minh sẽ chọn sản phẩm mang nhãn hiệu. Không phải thương hiệu nào được đăng ký độc quyền cũng thành công trong chiến lược kinh doanh nhưng không một thương hiệu nào thành công vang dội mà lại lơ là việc đăng ký nhãn hiệu cả.

Ở Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu không bắt buộc nhưng những ưu thế từ việc sở hữu một thương hiệu độc quyền giúp cho doanh nghiệp vừa quản trị tốt tài sản của doanh nghiệp, và giúp chiếm nhiều lợi thế trên thị trường. Có thể nói, bảo hộ thương hiệu vừa đảm bảo được các quyền tài sản và cũng làm gia tăng giá trị cho khối tài sản vô hình của doanh nghiệp.

3. Quy trình bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam

Bước 1: Lựa chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ

Việc lựa chọn thương hiệu để có thể đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Để đăng ký thành công thương hiệu cần lưu ý một số yếu tố khi lựa chọn thương hiệu như sau:

  • Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp các yếu tố dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký. Ví dụ, nhãn hiệu Apple cho điện thoại, thiết bị điện, điện tử,.. nhưng bạn dù có kinh doanh xây dựng, cũng không thể lấy nhãn hiệu này làm thương hiệu của mình.
  • Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…

Bước 2:  Tra cứu thương hiệu xác định khả năng đăng ký thành công

  • Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ thương hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.
  • Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký thương hiệu

Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

4. Phạm vi bảo hộ thương hiệu

  • Về đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ).
  • Cách tính phí khi đăng ký bảo hộ thương hiệu được tính theo nhóm hangfhoas, dịch vụ đăng ký. Do đó, Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.
  • Sau khi thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu chủ sở hữu có phát sinh sử dụng thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó lại phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới. Chủ đơn không thể kê khai danh mục sản phẩm, dịch vụ thêm vào đơn đã nộp, văn bằng bảo hộ đã được cấp.
  • Một công ty có thể đăng ký nhiều thương hiệu khác nhau mà không có bất kỳ hạn chế nào.
  • Sau khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ chủ thương hiệu phải thực hiện sử dụng thương hiệu trong vòng 05 năm liên tiếp. Nếu chủ sở hữu không sử dụng có thể sẽ bị các chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5. Lưu ý khi bảo hộ thương hiệu

  • Nên tra cứu về tình trạng sử dụng thương hiệu định đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Tra cứu nhằm tránh xâm phạm thương hiệu của người khác đồng thời lãng phí chi phí nộp đơn cũng như mất thời gian chờ đợi không được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm thương hiệu của mình, thậm chí “đánh cắp” thương hiệu của mình.
  • Dù thời gian cấp văn bằng bảo hộ khá lâu nhưng chủ thương hiệu cần nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Khi nộp đơn sớm ngày nào là quyền ưu tiên thuộc về chủ đơn ngày đó. Các đơn nộp sau ngày nộp đơn sẽ bị từ chối cấp bởi đơn có ngày nộp sớm hơn.
  • Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, nộp một đơn đăng ký bảo hộ quý khách hàng nên lựa chọn màu sắc của nhãn hiệu là đen trắng. Khi đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ được bảo hộ tất cả các gam màu cơ bản trong quá trình sử dụng thương hiệu sau này.
  • Nên lựa chọn các công ty tư vấn đăng ký thương hiệu là các Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty luật Việt An. Vì các tổ chức này có các chuyên gia, luật sư có uy tín, kinh nghiệm, trình độ tư vấn hỗ trợ. Mặt khác, chủ đơn chỉ cần ký ủy quyền cho Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn, giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ. Từ đó, tránh sự thất lạc hồ sơ trong quá trình nộp đơn dẫn tới thương hiêu bị từ chối cấp bằng độc quyền do đơn vị tư vấn không có chức năng đại diện hợp pháp để trao đổi chính thức với cơ quan nhà nước.

6. Chi phí đăng ký nhãn hiệu (Logo)

Chi phí đăng ký nhãn hiệu bao gồm phần lệ phí nộp cho nhà nước (Cục sở hữu trí tuệ) và phí dịch vụ cho đơn vị tư vấn và thực hiện đăng ký.

Chi phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu logo của Logo Maker

Để sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Logo Maker như trên, quý khách hàng chỉ cần trả 3.500.000 VND/nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Logo Maker sẽ thực hiện như sau:

  • Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Thay mặt Quý công ty nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đóng các khoản phí, lệ phí Nhà Nước;
  • Theo dõi, cập nhận quá trình giải quyết hồ sơ;
  • Giải trình và sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả thực hiện thủ tục.

Chi phí nhà nước khi đăng ký nhãn hiệu (Nộp tại Cục sở hữu trí tuệ)

Đối với mỗi Đơn đăng ký Nhãn hiệu thông thường 

Đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường là đơn đăng ký bảo hộ cho một Nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:

  • Lệ phí nộp đơn: 450.000đ/đơn;
  • Phí thẩm định nội dung: 950.000đ;
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 580.000đ;
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 420.000đ;
  • Lệ phí công bố nhãn hiệu: 320.000đ;
  • Lệ phí đăng bạ: 320.000đ;

Đối với Đơn đăng ký Nhãn hiệu gồm nhiều nhóm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ:

Đối với Đơn đăng ký Nhãn hiệu gồm nhiều nhóm, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, chi phí đăng ký bảo hộ gồm:

  • Lệ phí nộp đơn: 350.000đ/đơn;
  • Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký Nhãn hiệu:

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 950.000đ;

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 420.000đ

  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu:

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 480.000đ;

+ Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 420.000đ;
  • Lệ phí đăng bạ: 420.000đ;

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu (Logo) – Thương hiệu

Để đăng ký được nhãn hiệu thành công, việc tiên quyết là nắm được quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, logo, thương hiệu của chúng tôi – đơn vị số 01 trên google về cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu là ai?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho các trường hợp sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu – thương hiệu

  • Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho Cục sở hữu trí tuệ. Hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Lưu ý về Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 

Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ khi:

  • Có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau;
  • Có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau 

 

☞ ☞ Nếu bạn đang có nhu cầu bảo hộ thương hiệu cho logo, liên hệ ngay với Logo Maker để nhận được tư vấn, hỗ trợ nhé!

✆ Phone: 034.7643.262

📮 Email: modernlogomaker@gmail.com

🌐 Web: www.logomaker.vn

🌏 FB: www.fb.com/logomaker.vn

☞ Cơ sở : Khu chung cư Block A, Masteri,Thảo Điền Q2, Thành Phố Thủ Đức